Home � Các nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu: Thiếu lao động, thiếu nguyên liệu

Các nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu: Thiếu lao động, thiếu nguyên liệu


Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ngành hải sản tăng 1,45% so với năm ngoài.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh phải từ chối nhiều đơn hàng xuất khẩu do thiếu lao động và khan hiếm nguyên liệu. Điều này cho thấy, tuy thị trường rộng mở nhưng các doanh nghiệp vẫn phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

THỊ TRƯỜNG RỘNG MỞ

Các doanh nghiệp chế biến hải sản trên địa bàn tỉnh cho biết: Năm nay, thị trường xuất khẩu thủy sản khá thông thoáng, nhiều đối tác tự tìm đến doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Mặc dù sản lượng xuất khẩu không tăng, nhưng nhờ giá bán tăng nên kim ngạch xuất khẩu của các công ty đều tăng so với năm ngoái. Công ty CP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) là doanh nghiệp chuyên chế biến Surimi xuất khẩu. Sản phẩm thương hiệu Coimex đã có# mặt trên thị trường EU, Nga, Nhật Bản và các nước châu Á, được khách hàng tín nhiệm từ nhiều năm qua. Thời gian gần đây, Coimex có thêm nhiều khách hàng mới tìm đến giao dịch. Ông Lê Văn Kháng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Gíam đốc Công ty cho biết: Từ đầu năm đến nay, Coimex đã chế biến được 12.000 tấn sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu đạt 35 triệu USD, doanh thu 845 tỷ đồng, lợi nhuận 22 tỷ đồng. Đến thời điểm này, Coimex đã ký được nhiều hợp đồng cung cấp hàng cho năm sau và năm 2011, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 triệu USD.

Tương tự như Coimex, nhiều doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu cũng có kết quả khả quan. Công ty cổ phần Hải Việt đạt kim ngạch xuất khẩu 50 triệu USD, tăng 13,71%, Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản đạt 16 triệu USD, tăng 15,61%, Công ty TNHH Hải Long đạt 12 triệu USD, tăng gần 62% so với năm trước.

Theo đánh giá của Sở Công thương, năm 2010, hoạt động xuất khẩu thủy sản tương đối thuận lợi. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hơn 223 triệu USD, tăng 1,45% so với năm 2009 và đạt 84,72% so với kế hoạch năm. Hiện các mặt hàng hải sản trong tỉnh đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới.

KHÓ KHĂN NỘI TẠI

Thị trường rộng mở, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn khách hàng, thế nhưng hoạt động sản xuất lại không mấy suôn sẻ do khan hiếm nguyên liệu và thiếu lao động. Là một tỉnh có thế mạnh về khai thác hải sản nhưng hiện nay các doanh nghiệp chế biến phải hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu. Nguồn lợi thủy sản ven bờ đang dần cạn kiệt, đội tàu khai thác xa bờ chưa phát huy được hiệu quả do vùng đánh bắt bị hạn chế. Hiện nay, nguồn nguyên liệu mua được trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi đầu vào, các doanh nghiệp lớn thì phải nhập khẩu hoặc phải mua nguyên liệu từ các tỉnh, thành bạn như: Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau…. Việc làm không ổn định, lao động thường xuyên biến động khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lao đao. Ông Đào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Tứ Hải cho biết: Do thiếu lao động nên từ đầu năm đến nay, công ty không nhận đơn hàng mới, mà chỉ ký hợp đồng cung cấp cho các khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, do vậy sản lượng xuất khẩu của công ty giảm 30-40% so với trước. Có những thời điểm nhiều nguyên liệu, Công ty phải đến các vùng nông thôn tìm lao động phổ thông, bao chi phí đi lại nhưng vẫn không tuyển đủ người.

Theo đánh giá của Sở Công thương, ngoài những trở ngại trên, các doanh nghiệp chế biến thủy sản còn gặp khó khăn về vốn. Có đến 90% doanh nghiệp trong ngành thủy sản quy mô vừa và nhỏ nên năng lực tài chính, trình độ quản lý, khả# năng tiếp cận thông tin pháp luật thương mại của các nước còn hạn chế…

Thu Thảo

Tags:

1 nhận xét to "Các nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu: Thiếu lao động, thiếu nguyên liệu"

  1. Unknown says:

    Bài viết hay đúng thực trạng của ngành hải sản.
    http://www.thucphamuc.com

Leave a comment