Những loài cá khổng lồ của sông Mekong
Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300 kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5 m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.
Với chiều dài lên tới 3,2 m và khối lượng lên tới 300 kg, cá tra dầu là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong số các loài cá của sông Mekong. Ảnh: lugaluda.com. |
Cá tra dầu sống ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Số lượng chúng giảm mạnh trong những năm gần đây bởi tình trạng đánh bắt quá mức, sự xuất hiện của các đập thủy điện và sự phá hủy môi trường sống. Ảnh: National Geographic. |
Là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, cơ thể cá đuối sông Mekong có thể đạt tới chiều dài 5 m và nặng tới 30 kg. Tuy nhiên, hiện nay không ai biết còn bao nhiêu con cá đuối nước ngọt sống trong sông Mekong và liệu chúng có thể sống ở biển như các đuối nước mặn hay không. Ảnh: AP. |
Giới khoa học chỉ biết chắc một điều: Số lượng cá đuối nước ngọt sông Mekong đang giảm rất nhanh trong vài thập kỷ qua do môi trường sống của chúng suy thoái. Ảnh: National Geographic. |
Cá chép khổng lồ sông Mekong là một trong những loài cá chép lớn nhất thế giới. Chiều dài thân và khối lượng tối đa của chúng có thể đạt 2,4 m và 250 kg. Ảnh: hubpages.com. |
Chép Thái khổng lồ (còn gọi là chép Xiêm, chép đen) cũng là một loài cá chép có kích thước lớn của sông Mekong. Đa số chúng có chiều dài trên 1,5 m và khối lượng hơn 45 kg. Chiều dài và khối lượng của những con to nhất có thể lên tới 3 m và 300 kg. Thịt cá chép Thái rất ngon và đó là nguyên nhân khiến số lượng của chúng giảm mạnh bởi tình trạng đánh bắt quá mức. Ảnh: National Geographic. |
Tại Việt Nam, cá chép Thái được gọi là cá hô. Ngoài ra chúng còn được mệnh danh là "cá vua" của sông nước miền Tây. Ảnh: answers.com. |
Cá vồ cờ (người Thái Lan gọi là cá Pla Thepa) có thể đạt tới khối lượng 200 kg, còn chiều dài thân cực đại của chúng là 3 m. Ảnh: waterwolves.com. |
Một con cá vồ cờ trong sông Mekong. Ảnh: aquatic-photography.com. |
Việt Linh
Cụ Rùa đã được an toàn trong bể chữa bệnh
17h2 phút, cụ Rùa được đưa vào bể chữa bệnh, tấm lưới bọc trắng cũng được gỡ ra. Như vậy, cuộc diễn tập đã kết thúc bằng cuộc lai dắt cụ Rùa thành công. Công việc tiếp theo sẽ là chữa trị cho cụ Rùa, có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Sau khi đoàn lai dắt đưa về chân Tháp, cụ Rùa đã được đặt vào bể chữa trị an toàn, kết thúc cuộc vây bắt thành công
Cẩu lồng sắt được đặt an toàn lên chân Tháp
Đoàn lai dắt đưa cụ Rùa về chân Tháp
16h50, cụ Rùa đã được lai dắt về chân Tháp
Thả vào lồng thép B40
Túm chặt cụ Rùa vào trong lưới trắng nhỏ
Lính đặc công nước tiếp cận cụ Rùa, “lái” cụ Rùa vào trong một tấm lưới trắng nhỏ, sau đó cuộn lại.
16h30, cụ Rùa đã nằm gọn trong tấm lưới nhỏ. Các chiến sỹ đặc công đưa cụ Rùa vào trong lồng thép B40, tiếp tục lai dắt về chân Tháp Rùa.
16h12, hai đặc công nước tiếp cận sát cụ Rùa
16h09, cụ Rùa thoát khỏi vòng lưới trong song vẫn còn ở trong vòng lưới bên ngoài
16h, vòng lưới thứ 2 khép chặt, cụ Rùa nổi bên trong.
Hai chiếc thuyền chở lồng thép được bố trí kéo đến sát mép lưới, cửa đã được mở để Cụ Rùa chui vào.
Vòng lưới ngày càng khép chặt
Cụ Rùa nổi trong lưới
15h30, các thành viên Ban chỉ đạo cuộc vây bắt dùng loa phóng thanh điều khiển các chiến sỹ tổ chức cuộc vây bắt. Cùng lúc này, lượng người đổ dồn về khu vực bờ hồ chứng kiến cuôc vây bắt ngày càng đông. Tại đầu đường Lê Thái Tổ, lực lượng chức năng đã phải chặn tất cả các loại phương tiện để tránh ùn tắc.
Nối lồng vào lưới để cụ rùa chui vào
Các thợ lặn ăn mắm tép giữ nhiệt khi xuống nước
15h7 phút, lưới được thả xuống khu vực đường Lê Thái Tổ, đoạn gần đền Ngọc Sơn
15h10, chiếc thuyền lai dẫn tiếp cận khu vực thả lưới
Cụ Rùa bất ngờ nổi phía đường Đinh Tiên Hoàng, trước cửa UBND TP Hà Nội, khiến 2 thuyền chở lồng và chở người phải chuyển hướng
15h15, đám đông hò reo khi cụ Rùa xuất hiện trong quây lưới.
Thuyền chở lưới đang dò tìm tăm cụ Rùa phía gần đền Ngọc Sơn
14h hơn, cuộc diễn tập vây bắt tiếp tục. Tuy nhiên theo quan sát của PV Dân trí, các cơ quan chức năng đang theo dõi tăm nổi của cụ Rùa và rất có thể sẽ là cuộc vây bắt thật.
Cụ Rùa lại nổi lúc 12h30 trưa nay 3/4...
...đoạn phía cầu Thê Húc
Đông đảo người dân hiếu kỳ đã tập trung phía đoạn cầu Thê Húc để xem Cụ Rùa
Trong khi các lực lượng chức năng diễn tập vây bắt, cụ Rùa lại nổi suốt từ 12h30 chiều dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng phía gần cầu Thê Húc.
Sáng nay, 3/4, Hà Nội tiến hành diễn tập vây bắt cụ Rùa lần thứ 3. Lần diễn tập thứ 3 này đã được chuẩn bị khá cẩn thận, trước đó ngày 15/3, tại hồ Văn Quán (Hà Đông), hơn 20 chiến sĩ đặc công nước và hàng chục nhân công khác thuộc Tập đoàn KAT đội mưa luyện tập bài “Dẫn dắt cụ Rùa về nơi chữa trị” với tấm lưới dài 200m, nặng gần 1 tấn. Đây cũng là lần diễn tập vây bắt đầu tiên. Và ngày hôm qua 2/4, là lần diễn tập thứ 2. Theo nhiều nguồn tin khả năng vây bắt “cụ” Rùa sẽ kéo dài trong nhiều ngày
Các lực lượng diễn tập đưa lồng sắt chứa cụ Rùa về bể chữa trị
***
12h, lực lượng tạm nghỉ trưa, chuẩn bị cho cuộc diễn tập diễn ra vào chiều nay
11h10, dây cáp được móc vào lồng thép, chuẩn bị đưa Cụ Rùa vào “giường bệnh”.
11h, lực lượng chức năng tổ chức tập đưa lồng thép từ giữa hồ vào chân tháp Rùa, trong trường hợp giả định đã “lùa” được Cụ Rùa vào trong lồng.
Móc cáp cẩu vào lồng
Trao đổi cùng PV, ông Vũ Như Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ Hà Nội, công việc chủ yếu của ngày hôm nay là tập kết các dụng cụ vây bắt cụ Rùa ra chân Tháp Rùa và thử chiếc cẩu được sử dụng để đưa lồng thép lên chân tháp.
Chuyển lồng thép ra Tháp Rùa
9h45, lồng thép được chuyển lên thuyền, đưa ra Tháp Rùa.
9h37, tấm lưới “khủng” được kéo đến, tập kết trên bờ hồ, bắt đầu diễn tập vây bắt cụ Rùa.
Hàng trăm người trên bờ theo dõi từng bước diễn tập của đội đánh bắt rùa
Kiểm tra kỹ từng nút trên lưới
Đưa lưới xuống nước
8h, chiếc lồng làm từ lưới B40 được mang đến bờ hồ Gươm. Nhiều đặc công và nhân viên Tập đoàn KAT đã có mặt, sẵn sàng cho việc diễn tập quây bắt cụ Rùa.
Đông đảo người dân đã có mặt để xem buổi diễn tập sáng 3/4
Đội đánh bắt rùa Hồ Gươm KAT mang dụng cụ đang đi vào điểm tập kết
Phao đang được các lực lượng gom lại
Lồng sắt cũng được chở tới
Cố định phao ở đáy lồng sắt
Cố định phao ở đáy lồng sắt
Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân và phóng viên các báo đài có mặt theo dõi cuộc diễn tập vây bắt.
Trước đó, ngày 8/3, cuộc vây bắt đầu tiên đã thất bại. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ nằm trong lưới, cụ Rùa đã đục thủng lưới, thoát ra ngoài…Xuất bản Bài đăng
Nhóm PV
Ảnh: Gia Khoa
Theo Dân Trí
Tags:
Sức khỏe cụ rùa
,
Tin Tức